Tẩm sấy động cơ điện mục đích và phương pháp thực hiện

Mục đích tẩm sấy cách điện cho dây quấn động cơ

 

Mọi thông tin liên hệ: Mr. PHONG 0848611108

http://vihemmotor.com

Trong công nghiệp sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện (sơn cách điện / verni cách điện) cho stato động cơ rất quan trọng. Trong các trường hợp sửa chữa nhỏ, đơn chiếc, việc tẩm sấy động cơ còn khá hạn chế. Nhưng nếu biết kỹ thuật sấy tẩm, và làm đúng phương pháp thì vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho động cơ.

 

Việc tẩm sấy cách điện cho dây quấn động cơ nhằm mục đích:

+ Tránh cho bộ dây quấn bị ẩm

+ Nâng cao độ chịu nhiệt

+ Tăng độ bền cách điện

+ Tăng cường độ bền cơ học

+ Chống được sự xâm thực của hóa chất

 

 

 

Công việc sấy tẩm động cơ gồm có 3 giai đoạn:

 

+ Sấy khô trước khi tẩm

+ Tẩm verni cách điện (sơn cách điện) vào bộ dây quấn

+ Sấy khô sơn cách điện trên bộ dây

 

Phương pháp tẩm sấy động cơ

 

Cách sấy máy điện có nhiều phương pháp, tùy theo khối lượng máy nhiều, ít, kích thước máy lớn hay nhỏ... Với sửa chữa nhỏ, có thể dùng các phương pháp như phương pháp sấy tẩm bằng lò sấy tuần hoàn, sấy bằng tia hồng ngoại, phương pháp sấy bằng dòng điện, sấy bằng nhiệt tác động bên ngoài.

 

Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại

 

Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và bề mặt của vật được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra phía bên ngoài.

Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim khi được cho thắp sáng đỏ. Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20-30% điện áp định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. Thông thường cứ 1m3  cần 2-3Kw.

 

Phương pháp tẩm sấy bằng dòng điện

 

Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện.

Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15-20% điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị 1 rơ le bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức. Thời gian sấy ít nhất 10 giờ. Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng me gôm kế (500V). Ở nhiệt độ còn nóng 95-100°C điện trở cách điện của Stato ít nhất phải lớn hơn 1Mê ga ôm.

 

 

Phương pháp tẩm sấy bằng điện trở nhiệt

 

Phương pháp này là dùng điện trở sấy phát sinh nhiệt. Dùng nhiệt phát sinh đó đưa qua bộ dây động cơ.

Các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ thường dùng bóng đèn Halogen công suất lớn (150-250W) thắp trong lòng stato để sinh nhiệt.

VIHEM motor dùng hai phương pháp sấy: là lò sấy tuần hoàn và lò tẩm sấy chân không.

Lò sấy tuần hoàn của Việt -  Hung là lò có thể tích lớn, đủ khả năng sấy động cơ đến 10.000kW hay hàng trăm động cơ nhỏ cung một lúc. Lợi thế của Lò sấy tuần hoàn là khống chế và kiểm soát được nhiệt độ sấy trong lò. Chính vì thế, chất lượng sấy sẽ đảm bảo chất lượng kỹ thuật của bộ dây stato động cơ sau khi tẩm sấy. http://vihemmotor.com/dich-vu-cn361/thi-cong-lap-dat-lo-say-tuan-hoan-vihemmotor.html

Lò sấy chân không của Việt - Hung là công nghệ tẩm chân không, đồng thời sấy khô tuần hoàn trong lò sấy. Ưu điểm là bộ dây được rửa sạch bằng dung môi, tẩm sơn cách điện và hút sạch bởi áp lực trong chân không. Nhược điểm là thể tích lò thường không lớn, chỉ áp dụng chủ yếu để tẩm sấy stato trong quá trình sản xuất mới.

 

Ảnh: Lò sây tuần hoàn của Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt - Hung

 

Thiết kế bởi Aptech-IT
 9 Đang online  3.148.777 Tổng lượt xem trang