Một số hư hỏng động cơ điện
Khi sử dụng các thiết bị điện phải cẩn thận và tuân thủ các qui tắc an toàn về điện. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị định kì để thiết bị sử dụng an toàn và hiệu quả hơn. Hôm nay, VIHEMMOTOR trình bày các trường hợp hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng motor điện để biết để có thể áp dụng vào thực tế sử dụng điện tại cở sở, gia đình hạn chế hư hỏng .
1. Trường hợp hư về cơ .
– Bạc đạn, bạc thau quá nóng có thể là do nguyên nhân dầu bôi trơn bị khô, bạc đạn bị gơ, bạc đạn bị lệch tâm, do dây curoa kéo căng quá… sẽ làm tăng ma sát trên trục động cơ.
– Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn và bị rung mạnh bất thường do bạc đạn bị mòn, cánh quạt gió bị lỏng, rotor chạm vào startor, có vật lạ trong khe hở giữa rotor và stator.
– Động cơ không khởi động được mặc dù có điện vào động cơ, là do trục động cơ lúc lắp ráp bị trèo trục gây ma sát quá lớn, có vật lạ làm kệt rotor, động cơ chịu tải quá lớn…
2. Trường hợp động cơ xoay chiều không khởi động.
– Nếu mới lắp ráp, động cơ có thể mắc sai qui cách, mắc sai mạch khởi động từ điều khiển động cơ, nguồn điện không ổn định, do dây dẫn nhỏ quá không chịu được dòng khởi động cho động cơ, …
– Còn động cơ đang sử dụng có thể do chạm masse, cuộn chính bị chập vòng quá nặng, hở mạch cuộn chính hoặc hở mạch cuộn đề (động cơ 1 pha), chú ý kiểm tra các mối nối xem có lỏng lẻo không. Để biết chính xác dung đồng hồ VOM.
3. trường hợp động cơ bị trạm masse:
– Khi động cơ đang vận hành làm chạm nổ cầu chì bảo vệ thì khả năng chạm masse là rất lớn. Nếu sự chạm masse ở một cuộn pha thì gây hiện tượng điện điện giựt, ta tiến hành kiểm tra xem dây đẫn vào động cơ có tróc vỏ hay không (nếu dây dẫn vào động cơ điện bị tróc thì có thể sửa chữa được).
– Nếu gây điện giật nhẹ là do động cơ bị ẩm cần tháo động cơ điện ra sấy khô các cuộn dây, còn nếu động cơ bị phát nhiệt quá mức là do cách điện trong các rãnh bị lão hóa, trường hợp này cần phải đem đến dịch vụ sữa chưa điện cơ kiểm tra, sửa chữa.
4. Trường hợp động cơ hoạt động phát nhiệt nhanh.
– Có thể bị chạm vòng các cuộn dây pha, tình trạng này động cơ phát nhiệt rất nhanh, bóc khói và nếu chạm vòng nhiều làm tốc độ động cơ đang hoạt động bị suy giảm nhanh, có tiếng ù khác bình thường.
– Động cơ đang kéo tải tự động tốc độ suy giảm, phát nhiệt nhanh không kéo tải được do mất pha, làm tăng đột biến dòng điện trong động cơ.
5. Trường hợp động cơ lúc chạy, lúc không.
– Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho động cơ có liên tục không, tiếp theo kiểm tra cầu dao điện điện, CB cấp điện cho động cơ có các mối nối óc vít lỏng lẻo, có bị đóng ten ăn mòn nơi tiếp điện…
– Kiểm tra các đầu cót, các mối nối bên trong bộ dây quấn của động cơ nối dung không, hay mối hàn còn lỏng lẻo.
6. Trường hợp động cơ vận hành có sự phát nhiệt thái quá:
– do động cơ kéo tải quá công suất, hoặc đang vận hành mất pha đột ngột.
– Do rotor bị chạm vào stator, trường hợp này dễ phát nhiệt cục bộ ở nơi bị masat.
– Do nguồn điện cung cấp bị giảm không đủ điện áp định mức.
– Do thông gió ở môi trường động cơ làm việc còn hạn chế.
– Có thể do sự lắp ráp bị trèo trục, chênh bạc đạn hoặc do lắp động cơ không chính xác gây sự chéo curoa, cong trục kéo…làm gia tang lực cản không cần thiết.
7. Động cơ vận hành có tiếng ù điện, tốc độ chưa đạt định mức:
– Có thể do nguồn điện cung cấp bị suy giảm, làm cho khởi động từ đóng điện không chắc chắn. Hiện tượng này làm chho nguồn điện vào động cơ bị ngắt quãng, đưa đến động cơ hoạt động không đạt được tốc độ định mức.
– Do sự chập vòng lúc động cơ đang vận hành, điều này làm cho tốc độ động cơ bị suy giảm hẳn và phát ra tiếng ù điện bất thường.
Đây là các hư hỏng mà vihemmotor.com giúp anh chị có thể nhận biết để anh chị đưa ra các biện pháp xử lý để sử dụng thiết bị điện của mình hiệu quả hơn.