Một số sự cố thường xảy ra trong động cơ điện không đồng bộ 1 pha khởi động bằng tụ

Động cơ điện không đồng bộ ( KĐB ) 1 pha được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như : máy bơm nước, máy giặt, máy mài, quạt, máy khoan....Máy nén khí  có công suất nhỏ dùng động cơ không đồng bộ 1 pha như : máy nén khí dùng để bơm hơi xe đạp xe máy, xì khô xe sau khi rửa xe.... Do vậy, nhu cầu  bảo dưỡng, sửa chữa là rất lớn. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung hướng dẫn quý bạn đọc biết được hiện tượng, nguyên nhân và cách giải quyết một số sự cố thường gặp xảy ra trong động cơ điện không đồng bộ 1 pha khởi động bằng tụ.

1.  Động cơ một pha chạy chậm. Có tiếng ù ù, dòng điện tăng cao.

- Nguyên nhân : 

+ Do bị sát cốt

+ Chập nội tại một vài vòng dây

- Phương pháp sửa chữa: 

+ Xiết chặt lắp máy, cân chỉnh lại phần rôto, kiểm tra vòng bi, bạc đạn hoặc thay thế bạc đạn hoặc vòng bi

+ Kiểm tra bộ dây bằng gronha, nếu bộ dây bị chập nội tại thì quấn lại bộ dây.

2. Dùng tay quay động cơ mới khởi động được.

- Nguyên nhân:

+ Do tụ điện bị rò nên thông số của tụ điện bị thay đổi

+ Do cân chỉnh chưa đồng tâm

- Phương pháp sửa chữa: 

+ Thay tụ mới

+ Cân chỉnh lại

3. Đóng điện vào, động cơ làm việc phát ra tiếng kêu khác thường.

- Nguyên nhân:

+ Do vòng bi bị rỗ

+ Do vòng bi bị rơ dẫn đến sát cốt nên gây ra tiếng va chạm cơ khí

- Phương pháp sửa chữa:

+ Thay vòng bi mới.

4. Tụ làm việc bị đánh thủng thường xuyên khi quấn lại bộ dây stato.

- Nguyên nhân:

+ Sai số vòng cuộn đề(giảm số vòng) làm điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ

+ Thay tụ có điện dung bé hơn nên điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ

- Phương pháp sửa chữa:

+ Quấn lại

+ Thay tụ thích hợp

5. Động cơ bị chạm vỏ

- Nguyên nhân

+ Do cách điện giữa cuộn dây và lõi thép bị đánh thủng thì quấn lại bộ dây khác

+ Kiểm tra và sửa lại đầu dây bị chạm vỏ

- Phương pháp sửa chữa: 

+ Nếu do cách điện giữa cuộn dây và lõi thép bị đánh thủng thì quấn lại bộ dây khác

+ Kiểm tra và sửa lại đầu dây bị chạm vỏ

6. Đóng điện vào động cơ không quay, roto bị hút chặt lệch về một bên, động cơ rung rất mạnh.

- Nguyên nhân:

+ Do vòng bi hoặc bạc quá dơ

+ Nắp máy bị lệch, roto chưa đồng tâm

- Phương pháp sửa chữa:

+ Thay bạc đạn hoặc vòng bi mới

+ Xiết chặt nắp máy, cân chỉnh lại phần roto

Một số vấn đề cần chú ý:

- Để đảm bảo an toàn và độ bền cho động cơ, quý khách hàng nên bảo dưỡng định kỳ, để động cơ ở nơi khô giáo, thoáng mát. Không để động cơ ở nơi có độ ẩm cao.

- Khi quấn lại động cơ cần chú ý đến chất lượng dây quấn, số vòng dây, tiết diện dây...để tránh trường hợp hao hụt công suất động cơ.

- Khi phát hiện động cơ có hiện tượng bất thường việc đầu tiên phải ngắt nguồn điện ra khỏi động cơ, sau đó dùng Ampe kiểm tra dây có chạm vỏ hay không? Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể  bạn có thể dùng các biện pháp khác (bút thử điện...) để kiểm tra nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn.

Thiết kế bởi Aptech-IT
 5 Đang online  3.135.277 Tổng lượt xem trang